Chi tiết tin - Xã Triệu Ái - Triệu Phong

Chảo mừng kỷ niệm 78 năm Ngày cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023)

 

Menu được chọn không tồn tại.
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 1
  • Hôm nay 116
  • Tổng truy cập 1.074.054

Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết

9:4, Thứ Tư, 20-12-2023

  Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền từ người bệnh qua người lành thông qua việc đốt và hút máu của muỗi. Bệnh có thể lây thành dịch lớn, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người.

I. Đặc điểm của bệnh Sốt Xuất Huyết

   Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn. Hai loại muỗi vằn có tên khoa học là Aedes Aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là Aedes aegypti.

   Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8 ,9 , 10.

   Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/ bọ gậy (ấu trùng của muỗi) và phòng muỗi đốt.

II. Biểu hiện của bệnh

1. Triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ

- Biểu hiện sốt xuất huyết nhẹ thường dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của sốt, cảm hay phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến gồm sốt, đau mắt, nhưc đầu, phát ban, đau mỏi toàn thân.

- Các triệu chứng có thể kéo dài 4 – 7 ngày. Nếu người bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà và có thể khỏi bệnh 1 tuần kể từ lúc sốt.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết nặng

 

Khi người bệnh có biểu hiện các triệu chứng sốt xuất huyết nặng. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

III. Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết

Đưa người bệnh đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.

IV. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

- Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/ bọ gậy.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ. Dọn vệ sinh môi trường. Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn, mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bệnh sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt lây lan cho người khác.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Các tin khác