Chi tiết tin - Xã Triệu Ái - Triệu Phong

Chảo mừng kỷ niệm 78 năm Ngày cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023)

 

Menu được chọn không tồn tại.
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 1
  • Hôm nay 15
  • Tổng truy cập 1.069.984

10 năm xây dựng NTM ở Quảng Trị: Chông gai và trái ngọt

9:40, Thứ Ba, 10-5-2022

Từ ý Đảng, lòng dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, trong 10 năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có những thành công trong xây dựng nông thôn mới (NTM), mang lại cuộc sống khởi sắc hơn cho nhân dân.

Từ ý Đảng, lòng dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, trong 10 năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có những thành công trong xây dựng nông thôn mới (NTM), mang lại cuộc sống khởi sắc hơn cho nhân dân.

10 năm xây dựng NTM ở Quảng Trị: Chông gai và trái ngọt

Kỳ 1: Ở đâu đảng viên gương mẫu, nhiệt huyết, ở đó nông thôn mới đi đầu

Mọi người thường nay nói: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", ý rằng đảng viên phải gương mẫu, phải nhiệt huyết, nói đi đôi với làm để người dân noi gương. Quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Trị cũng được "vận hành" theo cách đó đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nói đi đôi với làm

Một ngày đầu tháng 10, chúng tôi có dịp trò chuyện với ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị để tìm hiểu vùng nông thôn của tỉnh này 10 năm về trước.

Ông Đồng cho hay, đó là năm 2010, khi tỉnh Quảng Trị bước vào quá trình xây dựng NTM. Lúc ấy, bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,6 tiêu chí, thu nhập, đời sống nhân dân thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nhiều nơi còn thiếu và xuống cấp nghiêm trọng, nhất là về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa.

1
Ông Nguyễn Văn Hậu, Bí thư chi bộ thôn Tân Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ là đảng viên mẫu mực, nói đi đôi với làm, đóng góp lớn trong quá trình xây dựng NTM tại địa phương.

Người dân nghĩ rằng, xây dựng NTM là một dự án do ngân sách Nhà nước đầu tư nên không đoái hoài đến việc đóng góp công sức, tiền của. Làm sao đả thông nhận thức của người dân rằng, quá trình xây dựng NTM nhân dân là chủ thể, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, đó là thách thức không hề nhỏ đối với Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ vĩ đại, nói đi đôi với làm, đảng viên, cán bộ các cấp tỉnh Quảng Trị đã nêu cao tinh thần đi đầu, nêu gương.

Bên cạnh những cuộc họp, phổ biến chủ trương xây dựng NTM về tận thôn, bản nhằm thay đổi nếp nghĩ của nhân dân theo cách "mưa dầm thấm lâu", nhiều đảng viên đã tích cực đi đầu đóng góp cách làm hay, hiến công, hiến của để xây dựng NTM.

Ông Trần Hữu Hùng - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Trị (nguyên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh) là một trong những đảng viên như thế.

Năm 2012-2013, khi đang là Bí thư, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, không chỉ là "thủ lĩnh" tuyên truyền giỏi, ông Hùng đã tiên phong, đóng góp 30 triệu đồng để thắp sáng đường quê cho 12 thôn trong xã. Thời điểm đó, số tiền chia đều, mỗi thôn được thắp sáng vài điểm trọng yếu, nơi có dân cư tập trung.

Xác định xây dựng NTM, vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể như Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu Chiến binh… rất quan trọng, ông Hùng đã hỗ trợ 6 triệu đồng để các Hội thuê xe đi tham quan mô hình sản xuất, học cách làm hay ở một số tỉnh, để về áp dụng tại quê hương.
 

2
Người dân ở tỉnh Quảng Trị góp công, góp của làm đường bê tông nông thôn.

Thấy ông Hùng làm gương, đảng viên, cán bộ, nhân dân toàn xã đã noi theo, tích cực góp công, góp của để xây dựng quê hương. Nhờ vậy, trong 4 năm (2010-2014), xã Vĩnh Kim đã huy động gần 90 tỷ đồng, trong đó vốn do dân đóng góp chiếm gần 30% để xây dựng NTM. Cuối năm 2014, Vĩnh Kim trở thành một trong ba xã về đích NTM đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%. Hệ thống đường nội thôn, ngõ xóm đã cứng hóa đạt 85%, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Năm 2018, thôn Tân Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu. Nhắc đến thành tựu đó, người dân không quên ông Nguyễn Văn Hậu, Bí thư chi bộ. Được nhân dân tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ thôn từ tháng 4/2012, ông Hậu luôn tận tuỵ với công việc, dốc sức cho sự phát triển của quê hương.

Ông Hậu có niềm đam mê đọc sách về Bác Hồ. Ông luôn lấy tấm gương, đạo đức của Bác làm kim chỉ nam cho mình, trong đó có việc nêu gương, nói đi đôi với làm. Là bí thư chi bộ thôn, ông Hậu tích cực vận động nhân dân chỉnh trang nhà, vườn, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, góp công sức, vật chất xây dựng NTM.

Để dân tin, dân làm theo, khi triển khai làm đường chiếu sáng làng quê, vì thiếu tiền, ông Hậu đã vay ngân hàng, dùng tiền cá nhân của mình ủng hộ thôn làm công trình này. Cá nhân ông còn dùng uy tín của mình, tích cực đi vận động các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ thôn hàng tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất. Ông Hậu cho hay, thôn vận động được sự ủng hộ là nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích cho các nhà hảo tâm về mục tiêu, ý nghĩa của xây dựng NTM. Trong quá trình đầu tư xây dựng, thôn luôn sử dụng đúng mục đích, đảm bảo công khai, minh bạch để ai cũng biết, giám sát.

"Bác Hồ là tấm gương soi đường cho tôi trong suốt cuộc đời này" – ông Hậu chia sẻ.

Ông Đặng Sỹ Dũng – Chủ tịch UBND xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong là một trong những đảng viên, lãnh đạo đứng đầu có đóng góp lớn trong quá trình xây dựng NTM ở địa phương. Là cán bộ huyện được luân chuyển giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Triệu Ái từ năm 2017, ông Dũng đã giúp địa phương còn nhiều khó khăn này thay đổi ngoạn mục về cơ sở vật chất. Trong 3 năm (2017-2020), bên cạnh làm tốt công tác dân vận, kêu gọi người dân góp hàng nghìn ngày công, hiến đất, chỉnh trang nông thôn, ông Dũng đã vận động doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài tỉnh ủng hộ xã hơn 7 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất hạ tầng ở địa phương…, đưa Triệu Ái đạt chuẩn NTM.

Nhân dân đồng sức, đồng lòng

Đóng góp của những cán bộ, đảng viên nêu trên chỉ là nét vẽ rất nhỏ trong bức tranh tươi sáng về tinh thần nêu gương ở Quảng Trị. Bởi lẽ, đi đến từng ngõ, làng, bản ở tỉnh này đều có những đảng viên sáng ngời, góp phần xây dựng đảng và quê hương như thế.

Nhờ có đảng viên đi đầu làm gương, nói đi đôi với làm nên nhân dân tỉnh Quảng Trị đã tin, hiểu, từ đó đóng góp vật chất, công sức xây dựng NTM.
 

3
Ông Hoàng Xuân Mừng (thôn Tân Kỳ, xã Gio Quang, huyện Gio Linh - bên phải) tự nguyện đập bỏ tường rào, hiến đất làm đường.

Ở thôn Tân Kỳ, xã Gio Quang (Gio Linh) nhiều người luôn nhắc đến tấm gương lão nông Hoàng Xuân Mừng (58 tuổi). Dù bị bom nổ cụt chân phải khi mới 8 tuổi, nhưng ông Mừng vẫn cố gắng không ngừng, vượt mọi khó khăn, tham gia và dành nhiều giải cao trong các cuộc thi đấu thể thao người khuyết tật. Ông Mừng còn chăn nuôi thêm lợn, gà, làm nhiều ruộng lúa… để phát triển kinh tế, trở thành nông dân sản xuất giỏi.

Năm 2016, ông Mừng bỏ ra 50 triệu đồng xây dựng tường rào và cổng bê tông kiên cố dài 60 mét. Thế nhưng, năm 2017 khi chính quyền địa phương đến báo rằng, trong thời gian tới sẽ nâng cấp, mở rộng con đường liên xã đi qua khu vực tường rào nên xin ông đập bỏ và còn xin lấn vào vườn thêm 3 mét, ông Mừng vẫn vui vẻ đồng ý. Ông Mừng cho hay, hàng rào trị giá 50 triệu đồng, cộng với 180 m2 đất trị giá 108 triệu đồng (theo giá đền bù của Nhà nước, đất của ông Mừng có giá 600.000 đồng/m2 – PV).

"Dù biết số tiền 158 triệu đồng rất lớn nhưng vì việc chung của xã hội tôi chấp nhận cống hiến" – ông Mừng khẳng khái.

Ở thôn Ba Du (Hải Ba, Hải Lăng) có đại gia đình anh Nguyễn Đức Minh được người dân, chính quyền địa phương nhắc đến với lòng kính trọng. Năm 2018, sau khi dự lễ phát động phấn đấu đưa xã Hải Ba về đích NTM vào cuối năm 2019, anh Minh nhận thấy khó khăn của địa phương về việc tìm nguồn kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hoá nên đã vận động anh em, họ hàng của mình đang sống xa quê ủng hộ hơn 600 triệu đồng. Số tiền này được dùng để xây cổng, đường bê tông cho thôn.
 

4
Vợ chồng anh Đặng Quang Hữu (trú thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, Đakrông) đã giúp đỡ nhiều người thoát nghèo.

Hơn 10 năm qua, người dân huyện Đakrông luôn nhắc đến anh Đặng Quang Hữu (trú thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, Đakrông) với lòng biết ơn. Anh Hữu cho biết, 20 năm trước khi người dân địa phương chưa mấy mặn mà với việc trồng rừng thì vợ chồng anh đã phát quang 30 ha đồi núi toàn lau sậy để trồng rừng và 5ha sắn tại Hướng Hiệp. Nhờ vậy, kinh tế gia đình anh Hữu ngày càng vững chãi hơn. Thấy vậy, nhiều gia đình đến học hỏi anh Hữu cách làm giàu. Chẳng những chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật mà anh Hữu còn hào sảng, cho người dân mượn không lấy lãi giúp bà con sản xuất. Hơn 10 năm qua, bình quân mỗi năm anh Hữu cho 600 hộ dân mượn 2 tỷ đồng để sản xuất, cùng nhau vượt khó, thoát nghèo.

Từ năm 2017 đến nay, mọi người quen thuộc với hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị Hải Vân (37 tuổi, trú thôn Cu Hoan, xã Cam Nghĩa, Cam Lộ), giáo viên dạy môn Hoá học, Trường Tiểu học và THCS Lê Thế Hiếu (xã Cam Chính, Cam Lộ) bật đèn pin đi nhặt rác dọc các con đường của xã vào mỗi sáng sớm thứ 7, chủ nhật.

Cô Vân cho biết, là giáo viên, cô thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền học sinh phải bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Nói đi đôi với làm" nên cô đã làm gương. Nhiều người thấy việc làm của cô Vân ý nghĩa nên làm theo, góp phần giúp quê hương sạch, đẹp, trở thành miền quê đáng sống.

Tác giả bài viết: Ngọc Vũ - Quang Trung

Nguồn tin: Danviet.vn

Các tin khác